Kiến thức Domain - Hosting

Khái niệm chứng chỉ bảo mật SSL và cách thức hoạt động

Khi xây dựng website bạn nghe rất nhiều đến chứng chỉ bảo mật SSL? Vậy SSL là gì? Có những loại chứng chỉ SSL nào? Cùng BIMI tìm hiểu thông tin trong bài viết ngày hôm nay.

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

SSL viết tắt của từ Secure Sockets Layer (sau này được gọi là TLS – Transport Layer Security) là một giao thức giúp truyền đạt thông tin bảo mật một cách an toàn qua mạng internet. Chứng chỉ SSL là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết giữa máy chủ web và trình duyệt. 

Người ta còn biết đến chứng chỉ SSL với tên gọi như chứng thư số SSL hoặc SSL certificate. Các loại chứng chỉ của trang web SSL được sử dụng bởi hàng triệu công ty trực tuyến và cá nhân để bảo đảm việc mua bán bằng thẻ, chuyển dữ liệu và đăng nhập. 

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì?

Gần đây, chứng chỉ bảo mật SSL đã trở thành tiêu chuẩn khi bảo đảm việc duyệt các trang truyền thông xã hội.

Chứng chỉ bảo mật SSL hoạt động như thế nào?

Điều đầu tiên cần biết để sở hữu một chứng chỉ bảo mật SSL chính là cách thức hoạt động của nó. Trước hết bạn cần hiểu thuật ngữ CSR SSL là gì? Certificate Signing Request (CSR) là tệp chứa thông tin về Tổ chức phát hành chứng chỉ, nó được coi là bước đầu tiên trong vòng đời của chứng chỉ SSL. Sau khi có được mã yêu cầu xác thực CSR SSL này về cơ bản bạn đã có thể sở hữu một chứng chỉ SSL cho website.

Chứng chỉ bảo mật SSL sẽ đảm bảo tất cả phần dữ liệu trao đổi giữa máy chỉ và trình duyệt luôn được bảo mật an toàn. Đồng thời, SSL cho phép tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt mang tính riêng tư, tách rời.

Khi trình duyệt cố gắng truy cập một website được bảo mật bởi chứng chỉ SSL, cả trình duyệt và máy chủ web tạo lập một kết nối SSL bằng phương pháp gọi là “SSL Handshake”. Kết nối SSL được hiểu là quá trình mã hoá và giải mã với khóa công khai/riêng tư cần nhiều sức mạnh xử lý hơn. Chúng đều được sử dụng thông qua SSL Handshake.

SSL HandShake bao gồm một loạt các bước mà cả hai bên gồm máy khách và máy chủ, xác nhận lẫn nhau và bắt đầu giao tiếp thông qua đường hầm SSL an toàn. Sau khi kết nối an toàn được thiết lập, khóa theo phiên được sử dụng để mã hóa tất cả dữ liệu được truyền.

Chứng chỉ bảo mật ssl hoạt động như thế nào?

Lỗi SSL là gì?

Thỉnh thoảng, khi truy cập Internet bằng Chrome hoặc Firefox, bạn phát hiện trình duyệt báo lỗi SSL không kết nối được Internet. Lỗi SSL này xảy ra khi bạn kết nối với một trang web đã được kích hoạt SSL. Khi đó trình duyệt của bạn không thể tạo kết nối an toàn với máy chủ của trang web. Một số lỗi SSL thường gặp, ví dụ như:

  • This connection is Untrusted: Kết nối này không đáng tin.
  • SSL Connection Error và SSL Protocol Error: Lỗi kết nối SSL và lỗi giao thức SSL.
  • Your connection is not private: Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư.
  • Your connection is not secure: Kết nối của bạn không an toàn.
  • The server’s certificate security is not yet valid: Bảo mật chứng chỉ của máy chủ chưa hợp lệ.
  • The sites security certificate is not trusted: Chứng chỉ an toàn của trang web không đáng tin cậy.
  • Server’s certificate is not trusted: Chứng chỉ của máy chủ không đáng tin cậy.
  • This is probably not the site you are looking for: Đây có thể không phải là trang web bạn đang tìm kiếm.

Phân loại các chứng chỉ bảo mật SSL

Thông thường chứng chỉ SSL sẽ được phân loại dựa trên 2 yếu tố: số lượng tên miền và mức độ xác thực. Dưới đây là một vài chứng chỉ SSL phổ biến.

Chứng chỉ Wildcard SSL Certificate

Wildcard SSL là một chứng chỉ SSL có thể dùng cho tên miền chính và tất cả các tên miền phụ của website. Loại hình này lý tưởng dành cho các khách hàng sử dụng nhiều tên miền phụ (sub domain) như các giang hàng online, các tên miền phụ cần SSL cho mục đích facebook apps,…

Chứng chỉ UC/SAN

Chứng chỉ UC/SAN được thiết kế chủ yếu dành cho những phần mềm Communication của Microsoft chẳng hạn như là Lync, Microsoft Office Communications, Microsoft Exchange Server,…

Chứng chỉ xác thực tổ chức (Organization Validation SSL)

Chứng chỉ xác thực tổ chức, công ty, doanh nghiệp (Organization Validation SSL) là một chứng chỉ bảo mật website được đánh giá là có độ bảo mật cũng như tin cậy cao nhất dành cho tổ chức, công ty, doanh nghiệp.

Chứng chỉ xác thực tên miền (Domain Validated SSL)

Khi sử dụng loại chứng chỉ xác thực tên miền này, người dùng chỉ cần chứng minh quyền sở hữu tên miền của mình. Ưu điểm của loại chứng chỉ SSL này là thời gian đăng kí nhanh và giá thành thấp nên được nhiều đơn vị lựa chọn sử dụng. Đặc biệt, loại tên miền này phù hợp với những doanh nghiệp, công ty có quy mô nhỏ và vừa.

Chứng chỉ xác thực mở rộng (Extended Validation SSL)

Extended Validation SSL là chứng chỉ bảo mật website được đánh giá với độ bảo mật và tin cậy cao. Loại chứng chỉ này phù hợp với những loại hình doanh nghiệp, công ty có quy mô lớn dùng website phục vụ cho việc tương tác khách hàng và làm kênh kết nối là chủ yếu. 

Khi sử dụng chứng chỉ này bạn cần xác minh quyền sở hữu tên miền của mình và những giấy tờ cần thiết liên quan. Bởi lý do chứng chỉ này tuân thủ nghiêm những quy định tổ chức.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về chứng chỉ bảo mật SSL. Đừng quên theo dõi để đón chờ những bài viết sau của BIMI nhé!

Author

Thuy Linh

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *